Trở thành một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung là mục tiêu mà Chính phủ đã xây dựng cho Quy Nhơn đến năm 2025. Theo đó, năm 2050, Quy Nhơn sẽ có vị trí quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Giàu tiềm lực nhưng Quy Nhơn vẫn còn thiếu quỹ đất quy hoạch đồng bộ, “cơn khát” nhà phố hiện vẫn chưa được “giải nhiệt”.
Quy Nhơn và cơ hội phát triển kinh tế – xã hội toàn diện
Với đường bờ biển dài, cảng biển lớn cùng hạ tầng đô thị tốt, Quy Nhơn được định vị là một trong các đô thị trung tâm của vùng duyên hải miền Trung, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia. Thành phố cũng đảm nhiệm vai trò đô thị động lực tiểu vùng Trung Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng kết nối Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia với biển Đông.
Ngành công nghiệp cảng biển tại đây cũng đang tăng tốc khi nằm trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, địa thế nước sâu tự nhiên cùng vị trí cửa ngõ khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ. Được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, tổng sản lượng hàng hóa qua cảng quốc tế Quy Nhơn tăng trưởng gần 12%/năm, riêng năm 2020 tăng trưởng trên 21%, theo báo cáo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC).
Sở hữu nhiều ưu thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế – văn hóa – xã hội và sức hấp dẫn các nguồn lực đầu tư mới, Quy Nhơn được bảng xếp hạng Hostelworld (Mỹ) đánh giá là một trong những điểm du lịch tốt nhất năm 2020. Địa phương cũng được vinh danh là thành phố du lịch ASEAN 2020, Top 3 điểm đến mới lạ ở Đông Nam Á (theo Tạp chí Du lịch Anh – Rough Guides)…
Trong 9 tháng qua, khoảng 3,5 triệu lượt khách đến địa phương (tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2021), doanh thu đạt gần 11.600 tỉ đồng, tăng hơn 617% so với cùng kỳ. Có thể nói, Quy Nhơn đang đứng trước cơ hội trở thành trung tâm nghỉ dưỡng hàng đầu châu Á thông qua tầm nhìn quy hoạch, sự nhập cuộc của các doanh nghiệp tiên phong.
Quy Nhơn cũng đang là điểm đến của bất động sản công nghiệp. Thu hút đầu tư của tỉnh trong 9 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng tốt, khi tổng vốn đạt hơn 33.645 tỉ đồng (theo đại diện Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư tỉnh Bình Định). Trong đó, hơn 14.226 tỉ đồng đến từ các dự án mới và 19.419 tỉ đồng từ những dự án thực hiện tăng vốn. Đến hết quý 3, địa phương thu hút mới 59 dự án với tổng vốn đầu tư 14.226 tỉ đồng và thực hiện tăng vốn đầu tư 14 dự án, tổng vốn tăng thêm 19.419 tỉ đồng. Theo đó, 24 dự án được đầu tư trong các cụm công nghiệp với tổng vốn hơn 565 tỉ đồng. Địa phương còn được hướng tới là trung tâm trí tuệ nhân tạo tầm cỡ quốc tế.
Năm 2021, dân số trung bình tỉnh Bình Định ước đạt 1.508.322 người, trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%. Cộng hưởng với “dân số vàng”, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế biển, du lịch, hệ thống logistics, công nghiệp – công nghệ cao… đã giúp Quy Nhơn trở thành thỏi nam châm hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư đa ngành nghề. Điều này trực tiếp “kéo” đội ngũ lao động cao cấp đến đây sinh sống và làm việc, đặt ra nhiều đòi hỏi bức thiết về hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như trung tâm thương mại, địa điểm vui chơi giải trí, nơi an cư chất lượng cao cho đội ngũ chuyên gia; nổi bật là hình thức lưu trú đa năng vừa sinh sống vừa kinh doanh… Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn thiếu những quỹ đất được quy hoạch chỉn chu; những khu đô thị hiện đại đáp ứng chuẩn sống của lực lượng lao động cao cấp. Trên thực tế, một số dự án xuất hiện tại Quy Nhơn trong những năm gần đây được phát triển theo xu hướng an cư lâu dài nhưng việc quy hoạch các hạng mục liên quan đến hạ tầng giải trí – thương mại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như xu hướng hưởng thụ cuộc sống của nhóm lao động cao cấp. Theo các chuyên gia, để đón đầu xu hướng trong tương lai gần, chính quyền Quy Nhơn phải quy hoạch khu Kinh tế Nhơn Hội thành một trong những trung tâm phát triển chính của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
Nhà phố trung tâm bán đảo, đáp án cho bài toán thiếu nguồn cung bất động sản đa năng
Trong bối cảnh khu vực trung tâm lẫn vùng lân cận Quy Nhơn đang dần cạn kiệt quỹ đất, nhiều chủ đầu tư bất động sản đã hướng tầm nhìn về bán đảo Hải Giang để đón đầu nhu cầu thực, điển hình như Hưng Thịnh Land với dự án thành phố bán đảo MerryLand Quy Nhơn.
Không đơn thuần là một khu du lịch, dự án MerryLand Quy Nhơn là thành phố bán đảo được quy hoạch đầy đủ yếu tố thiết yếu như: lưu trú chất lượng cao, du lịch nghỉ dưỡng, địa điểm vui chơi giải trí chuẩn quốc tế, khai thác kinh doanh đa ngành nghề… theo mô hình thành phố du lịch trên đảo của thế giới.
Rực sáng giữa “kỳ quan miền nhiệt đới” MerryLand Quy Nhơn là Canal District, nơi được mệnh danh là “Vương quốc không ngủ” với hoạt động thương mại sầm uất được quy hoạch để đón đầu nhu cầu trải nghiệm của du khách. Hiện dự án đang giới thiệu ra thị trường nhà phố trung tâm bán đảo, tọa lạc ngay “trái tim” Canal District. Dòng sản phẩm này hứa hẹn sẽ giải mã được bài toán thiếu hụt nguồn cung bất động sản đa năng – một sản phẩm mang nhiều giá trị mà khách hàng và nhà đầu tư đang tìm kiếm. Được thiết kế 3 tầng 1 tum với mặt tiền rộng 5 – 6m, cho phép ô tô tiếp cận từng căn nên dòng sản phẩm này rất đa năng, phù hợp với nhiều mục đích khai thác của gia chủ như: kinh doanh, lưu trú, cho thuê hay làm nơi nghỉ dưỡng…
Sở hữu nhiều thế mạnh, nhà phố trung tâm bán đảo nắm giữ giá trị gia tăng bền vững, kết hợp với tiềm năng phát triển của địa phương. Không chỉ phục vụ nhóm cư dân lưu trú lâu dài hay lực lượng chuyên gia đến sinh sống và làm việc, nhà phố trung tâm bán đảo còn giàu tiềm năng khai thác kinh doanh khi MerryLand Quy Nhơn được dự báo sẽ đón dòng khách dự kiến lên tới 37.000 lượt/ngày đêm khi đi vào vận hành.
Đây cũng được xem là thời điểm thích hợp để nhà đầu tư gia tăng giá trị khoản đầu tư và thu lợi nhuận bền vững từ việc đón đầu sự bùng nổ về du lịch, thương mại, cũng như “cơn khát” nhà phố đa năng tại Quy Nhơn.