CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA LÂM SẢN VIỆT NAM

Thời gian qua, mặc dù thế giới phải ứng phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, song ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam vẫn có sự duy trì và bứt tốc tăng trưởng ấn tượng. 

Việt Nam hiện đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lâm sản với thị trường trải rộng khắp 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bằng sự nỗ lực, sáng tạo trong quá trình sản xuất sản phẩm, đồ gỗ nội thất Việt Nam đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nhập khẩu, các khách hàng, đối tác toàn cầu.

Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về các thị trường xuất khẩu chính của ngành gỗ và lâm sản Việt Nam qua bài viết sau.

Thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2022

Thị trường Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm 2022 đạt 9,1 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ, đạt 56% kế hoạch. Xuất siêu ước đạt 7,508 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ 2021. Dự báo, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt 16,3 tỷ USD trong năm nay. Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước khoảng 2,82 tỷ USD.

Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Đến nay, Việt Nam cũng có đến 4.500 doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó 95% là doanh nghiệp tư nhân, 3,5% là doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng.

Số doanh nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu là trên 1.800 doanh nghiệp, tăng hơn 300 doanh nghiệp so với năm 2017. Trong đó, doanh nghiệp trong nước chiếm 65%, còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc liên kết, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài.

Các thị trường khác

Các thị trường xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản chính của Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi tích cực và tiếp tục tăng trưởng: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc với tổng giá trị xuất khẩu đạt 15,48 tỷ USD, chiếm 91% tổng giá trị xuất xuất khẩu của nhóm mặt hàng này.

Đối với ngành đồ gỗ nội thất, trong 10 tháng năm 2021, Hoa Kỳ đã nhập khẩu từ Việt Nam trị giá 7,2 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam đang là đối tác cung ứng lớn nhất, chiếm khoảng 40% tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đang cấp tốc khôi phục hoạt động sản xuất để tận dụng mùa mua sắm của các thị trường lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ. Năm 2021, mặc dù việc xuất khẩu bị trì trệ trong thời gian giãn cách xã hội nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất của ngành đồ gỗ, nội thất Việt Nam, chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Các thị trường chính của gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam 

Gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam là mặt hàng xuất khẩu được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Dưới đây là số liệu về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những năm 2015 – 2017, thể hiện cơ cấu  các thị trường chính của Việt Nam:

Các thị trường xuất khẩu chính về kim ngạch của việt nam (USD)

Trong năm 2020, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,4% trong tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng này. Năm vừa qua, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng mạnh tại các thị trường: Hoa Kỳ tăng 1,8 tỷ USD tương đương tăng 34%; Canada tăng 28,8 triệu USD tương đương tăng 14,4%; Australia tăng 20,1 triệu USD tương đương tăng 13,6%; Thái Lan tăng 9,3  triệu USD tương đương tăng 20,4%; Bỉ tăng 5,4 triệu USD 13,7% so với năm 2019. Đặc biệt, trong nhóm các nước xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất vào thị trường EU, năm 2020 chỉ có Việt Nam giữ vững được giá trị xuất khẩu vào thị trường này. 

Tham khảo thị phần kim ngạch g&spg của việt nam trong năm 2020  (Triệu USD) 

Trong khi phần lớn các ngành công nghiệp khác lâm vào tình thế suy  giảm kim ngạch xuất khẩu, do dịch Covid trên thế giới làm đứt gãy chuỗi  cung ứng, vận chuyển hàng hóa, thì ngành lâm sản của Việt Nam đã  biến thách thức thành cơ hội. Một trong những “nước cờ” khôn ngoan  của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, đó là khi nhìn thấy những nước có  dịch Covid không thể xuất khẩu được sản phẩm, thì các doanh nghiệp  gỗ Việt đã tranh thủ thời tiếp cận giành lấy thị trường. Điển hình là trong  những tháng dịch Covid bùng nổ tại Trung Quốc, Mỹ hạn chế giao  thương với quốc gia có dịch, thì gỗ Việt đã từng bước vào thay thế nhiều  thị phần của gỗ Trung Quốc tại Mỹ. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các  mặt hàng gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 5,13 tỷ USD, chiếm khoảng 54% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam  vào tất cả các thị trường. Năm 2020, các mặt hàng gỗ xuất khẩu của  Việt Nam vào Mỹ đạt 7,16 tỷ USD, tăng 34% so với 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm khoảng 25% so  với năm 2019. Động lực tăng trưởng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang của Việt Nam sang thị trường Mỹ chủ yếu đến từ nhóm hàng đồ gỗ  nội, ngoại thất. Trong đó,các mặt hàng có mức tăng trưởng rất cao là:  đồ nội thất phòng bếp (mã 940340) tăng 134%, đồ nội thất bằng gỗ khác  (mã 9403.60) tăng 36% và bộ phận đồ gỗ (mã 9403.90) tăng 43%.

TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NGÀNH GỖ VIỆT NAM 2022