Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam trong năm 2022 ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra. Ngành hàng này cũng đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2023 đạt con số 17,5 tỷ USD.
Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về những lợi thế của ngành gỗ và lâm sản Việt trong xuất khẩu qua bài viết sau.
Tình hình xuất khẩu gỗ Việt Nam những năm gần đây
Kim ngạch xuất khẩu gỗ 2021
Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm và nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm cao su, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế,…
Trong đó, cao su, nhóm hàng rau quả, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu, cụ thể: Cao su (tăng 33,6% khối lượng, tăng 73,6% giá trị), hạt điều (tăng 21,4% khối lượng, tăng 14,0% giá trị), sắn và sản phẩm từ sắn (tăng 10,3% khối lượng, tăng 24,1% giá trị).
Riêng hồ tiêu dù khối lượng XK giảm (đạt 182.000 tấn, giảm 1,3%) nhưng nhờ giá XK bình quân tăng nên giá trị XK vẫn tăng (đạt 599 triệu USD, tăng 49,8%).
Những mặt hàng khác tăng giá trị chủ yếu nhờ khối lượng như: Sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm, quế.
Thị trường XK lớn nhất là Mỹ, đạt trên 8,2 tỷ USD (chiếm 28,9% thị phần), trong đó kim ngạch XK nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 72,2% tỷ trọng kim ngạch XK nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, gần 5,5 tỷ USD (chiếm 19,2% thị phần) với kim ngạch XK nhóm rau quả chiếm tới 26,9% tỷ trọng kim ngạch XK nông, lâm, thuỷ sản; thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt trên 1,9 tỷ USD (chiếm 6,8%) và XK nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 42,9% giá trị XK nông, lâm, thuỷ sản); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị XK đạt trên 1,2 tỷ USD (chiếm 4,3%) và XK nhóm sản phẩm gỗ lớn nhất (chiếm 44,2% giá trị XK nông, lâm, thuỷ sản)
Kim ngạch xuất khẩu gỗ 2022
Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp cho thấy, 5/5 chỉ tiêu của ngành đều đạt và vượt mục tiêu đề ra, trong đó, diện tích rừng trồng đạt 259.615 ha, vượt 6,4% so với kế hoạch đề ra, tăng 5,9% so với năm 2021; sản lượng gỗ khai thác năm 2022 ước đạt 19.698,8 nghìn m3, vượt 6,57% kế hoạch, tăng 7,2% năm 2021; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.686,96 tỷ đồng đạt 122,9% kế hoạch thu năm 2022; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 3.686,96 tỷ đồng đạt 122,9% kế hoạch thu năm 2022, tăng 20,6% so với năm 2021; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,02%.
Riêng về giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% kế hoạch đề ra, tăng 6,1% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 15,85 tỷ USD, tăng 7%, lâm sản ngoài gỗ ước đạt 1,1 tỷ USD, giảm 1,3%. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,82 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2021. Như vậy, năm 2022, toàn ngành xuất siêu ngành gỗ và lâm sản ước đạt 14,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2021.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành lâm nghiệp trong năm qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Cụ thể, vẫn còn tồn tại điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ, nhất là các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Lợi thế của gỗ và lâm sản Việt Nam khi xuất khẩu
Quy mô các nhà máy chế biến ngày càng mở rộng: Kể từ năm 2000, hệ thống các nhà máy chế biến gỗ ngày càng tăng về số lượng và quy mô. Hiện nay, cả nước có 1500-1800 cơ sở sản xuất đồ mộc quy mô nhỏ với năng lực chế biến từ 15-200m3 gỗ/năm/cơ sở và 1200 doanh nghiệp có quy mô lớn với tổng công suất chế biến 2 triệu m3 gỗ/năm, trong đó có 41% là doanh nghiệp nhà nước và 59% doanh nghiệp tư nhân.
Năng suất lao động trong ngành gỗ và lâm sản cũng ghi nhận ngày càng được nâng cao, năm 2020 ghi nhận năng suất lao động ngành gỗ và lâm sản đạt 25.000 USD/người/năm, tăng 25% so với năm 2015 và tăng 47% so với năm 2010.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, xuất khẩu gỗ trong năm 2020 đạt 13.17 tỷ USD, vượt 5.4% kế hoạch năm 2020 và tăng 16.4% so với năm 2019. Trong 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là 1 trong 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ (đạt 2.4 tỷ USD). Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định: kim ngạch xuất khẩu lâm sản đã đóng góp quan trọng trong nhiệm vụ xuất khẩu của cả ngành nông nghiệp trong năm 2020. Đặc biệt, xuất siêu cả năm của ngành lâm nghiệp đạt 10,5 tỷ USD tăng 17,9% so với năm 2019; điều này cũng đồng nghĩa với việc góp phần tạo nên thành tích thặng dư thương mại hơn 10 tỉ USD của toàn khối nông lâm ngư nghiệp. Ông Phạm Văn Điển- Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho hay mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ đạt 14 tỷ USD trong năm 2021 với tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định 42%, nâng cao chất lượng rừng, giảm tối thiểu 10% số vụ vi phạm và 20% diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua có sự đóng góp rất lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật trong nước cùng với các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới được Việt Nam ký kết như: CPTPP, EVFTA và Hiệp định RCEP. Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao, toàn diện sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh nghiệp gỗ Việt tiệm cận vị trí “mắt xích” quan trọng trong các chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều khu vực, nhiều quốc gia. Về thuế suất, các nước ký Hiệp định thường đưa ưu đãi mức thuế nhập khẩu về 0% ngay hoặc trong 4-6 năm cho ngành gỗ Việt Nam; giúp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm gỗ Việt Nam với sản phẩm từ các nước xuất khẩu gỗ khác.
TÌM HIỂU THÊM: BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG NGÀNH GỖ VIỆT NAM 2022