Ngành Đầu tư Quốc Tịch và Di Trú năm 2022

Dù tốt hay xấu, năm 2022 vẫn được coi là một năm khá sôi động của Chương trình Đầu Tư Quốc Tịch & Di Trú trên toàn thế giới. Ngay khi nền kinh tế thế giới dần dần phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Nga đã tiến hành xâm lược Ukraine vào tháng 2, kéo theo những hậu quả chưa từng có đối với nền kinh tế các nước, trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu và khủng hoảng năng lượng leo thang ở châu Âu.

Rất nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới cố gắng vượt qua thời điểm khó khăn này bằng cách tìm kiếm nơi cư trú mới hoặc tấm hộ chiếu thứ hai nhằm bảo vệ họ và gia đình trước những bất trắc có thể xảy đến. Điều này đã dẫn đến sự quan tâm chưa từng có đối với ngành công nghiệp đầu tư sở hữu quốc tịch và cư trú (RCBI) trên toàn cầu, vốn được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 100 tỷ đô la vào năm 2025, một con số rất kinh ngạc, cao gấp năm so với quy mô hiện tại là 21,4 tỷ đô.

Nhưng năm 2022 không phải là năm thuận buồm xuôi gió đối với ngành công nghiệp đang bùng nổ này, vì các chính phủ trên khắp thế giới, đặc biệt là khối Châu Âu và Hoa Kỳ, cũng đã có động thái gia tăng các hạn chế đối với các chương trình RCBI với lý do lo ngại về an ninh và pháp lý, những điều có thể gây trở ngại cho sự tăng trưởng của ngành trong tương lai.

 Trước ngưỡng cửa 2023, cùng CNW nhìn lại những sự kiện lớn nhất đã xảy ra với ngành RCBI trong năm 2022.

Đầu tư quốc tịch và di trú năm 2022

Tóm tắt nội dung bài viết

Nghị viện châu Âu bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm chương trình Đầu tư lấy quốc tịch (CBI)

Vào tháng 3 năm 2022, các nhà làm luật tại Nghị viện Châu Âu đã gây chấn động ngành RCBI khi bỏ phiếu áp đảo nhằm đề xuất loại bỏ dần các chương trình RCBI trên khắp lục địa hoặc với các quốc gia được miễn thị thực ra vào khối Schengen.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra chỉ sau vài tuần Nga xâm lược Ukraine, càng khiến tính thời sự của cuộc họp nóng hổi khi mà yêu cầu áp dụng định chỉ tức thì diện RCBI với công dân Nga.

Buổi bỏ phiếu còn đề xuất quy trình kiểm tra lý lịch chặt chẽ hơn đối với những người nộp đơn xin thị thực vàng và gia tăng các bước để kiểm tra những đương đơn diện RCBI ở các nước thứ ba.

Theo quy định, Ủy ban Châu Âu có thể phê duyệt hoặc từ chối đề xuất từ Nghị viện Châu Âu, tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu cho thấy tâm lý không ủng hộ ngành RCBI ngày càng tăng, điều có thể mang lại nhiều rào cản hơn cho ngành trong tương lai.

Đầu tư Quốc tịch Malta: Châu Âu khởi kiện Chương trình Thị thực Vàng

Chương trình thị thực vàng của Malta ra đời năm 2014, đến 2020 đã tạo ra hơn 800 triệu đô la doanh thu, và ngày càng được xem là con đường phổ biến cho các nhà đầu tư tìm kiếm quyền cư trú và đi lại ở Malta cũng như khắp khu vực Schengen. Tuy nhiên, chương trình cũng đã vấp phải sự chỉ trích từ Châu Âu kể từ khi nước này triển khai chương trình thị thực vàng với những cải cách mới vào năm 2020. Ngày 29/9/2022, Ủy ban Châu Âu đã kiện Malta ra Tòa án Công lý của Liên minh Châu Âu vì chương trình đầu tư nhập tịch – còn gọi là “hộ chiếu vàng” của quốc gia này.

Theo Ủy ban Châu Âu,  chương trình này thiếu những yếu tố thể hiện “mối liên kết thực sự” giữa người xin thị thực và quốc gia cấp thị thực, và cho phép những người này tiếp cận Châu Âu theo cách thức không phù hợp với nguyên tắc “hợp tác chân thành”. Về bản chất, Ủy ban thấy rằng việc dùng tiền để đổi lấy quốc tịch châu Âu là một sự vi phạm.

Thế nên, giới chuyên gia nhận định, có thể sẽ có những thay đổi mới trong thời gian tới đối với chương trình của Malta.

Đầu tư Quốc tịch Bồ Đào Nha: Quốc Hội bỏ phiếu phản đối chấm dứt chương trình Thị thực Vàng (Golden Visa)

Vào năm 2012, Bồ Đào Nha triển khai chương trình Thị thực Vàng nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản và thúc đẩy tạo việc làm. Với quy trình đơn giản và mức đầu tư tương đối thấp đã nhanh chóng khiến chương trình trở thành một trong những con đường lấy thị thực vàng phổ biến nhất lục địa, mang lại hơn 6 tỷ đô la tiền đầu tư kể từ năm 2012.

Tưởng như rằng câu chuyện thành công này sẽ đến hồi kết khi Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha đề xuất Quốc hội chấm dứt chương trình. Tuy nhiên, ngày 22/11/2022, Quốc hội không những chấm dứt chương trình, mà thay vào đó, chương trình còn được đưa vào kế hoạch ngân sách quốc gia 2023, có nghĩa chương trình vẫn tồn tại, ít nhất là một năm nữa, nếu không muốn nói là lâu hơn.

Được xem là chương trình phổ biến nhất Châu Âu đã tạo ra một tin rất tốt cho ngành. Các chuyên gia dự đoán rằng, chương trình sẽ tiếp tục tồn tại chừng nào Đảng Xã hội vẫn duy trì thế đa số trong Quốc hội, cho đến kỳ bầu cử tiếp theo vào tháng 10/2026.

Hoa Kỳ mở rộng hiệp ước thị thực E-2 cho Bồ Đào Nha nhưng thêm các hạn chế về điều kiện

Mặc dù Hoa Kỳ không cung cấp chương trình đầu tư cấp quốc tịch trực tiếp, nhưng các chương trình RCBI các nước đã dựa vào quyền tiếp cận thị thực nhà đầu tư E-2 của Hoa Kỳ khi họ tiếp thị các chương trình của quốc gia mình. Nhiều nhà đầu tư tìm đến chương trình RCBI của Thổ Nhĩ Kỳ hay Grenada để có được cơ hội sở hữu thị thực E-2, cho phép họ và gia đình quyền sống và làm việc tại Hoa Kỳ trong tối đa 5 năm.

Tuy nhiên Đạo luật Amigo – vừa được Hạ viện thông qua, có thể sẽ thay đổi cách tiếp cận này. Đạo luật Amigo giúp gia tăng mức độ phổ biến của Thị Thực Vàng Bồ Đào Nha hơn nữa, khi mà quốc gia này vừa được thêm vào các quốc gia có hiệp ước với Hoa Kỳ, đồng nghĩa công dân nước này có được cơ hội sở hữu thị thực E-2. Song, đây chưa hẳn là tin tốt với các quốc gia có hiệp ước E-2 khác bởi yêu cầu chỉ có thể tiếp cận loại thị thực này khi đã cư trú 3 năm từ ngày lấy quốc tịch của quốc gia hiệp ước đó.

Vẫn còn phải chờ xem tác động của Đạo luật Amigo đối với sự quan tâm đến các chương trình RCBI các nước này, khi mà giới chuyên gia cho rằng, đạo luật sẽ sớm được cả Thượng viện thông qua.

Thổ Nhĩ Kỳ: tăng mức đầu tư cho chương trình Quốc tịch

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nền kinh tế lớn nhất Trung Đông. Với cuộc khủng hoảng tài chính đã làm rung chuyển đồng Lira, chính phủ đã tập trung vào việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào nước này và một trong những lộ trình như vậy là thông qua các chương trình RCBI.

Với quyền tiếp cận thị thực E-2 của Hoa Kỳ và những hạn chế tối thiểu đối với đương đơn đến từ Nga, chương trình đã chứng kiến ​​sự gia tăng đáng kể vào năm 2022 – chủ yếu bởi giới nhà giàu Nga tăng cường tìm kiếm nơi cư trú và quốc tịch nước khác. Tận dụng điều đó, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng mức đầu tư lên 400.000 đô la thay vì 250.000 đô la. Như vậy, mức đầu tư này đã ngang bằng chương trình Thị thực Vàng của Bồ Đào Nha với lợi thế là con đường lấy quốc tịch trực tiếp cũng như ít rối rắm hơn để trở thành công dân.

CNW rất vui khi được đồng hành cùng khách hàng trong quá trình định cư và ổn định cuộc sống tại các quốc gia trên thế giới. Các cá nhân và gia đình có bất kỳ nhu cầu được tư vấn về chương trình định cư các nước, xin mời để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ 0908835533 để được tư vấn 1:1 và hỗ trợ nhanh nhất.