Không ai tránh được tuổi già, nhưng làm thế nào để có một tuổi già độc lập lại đòi hỏi mỗi người trẻ cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và chủ động lên kế hoạch cụ thể cho hành trình hướng đến tương lai tuổi già như mong đợi.
Áp lực “dân số già” đến quá nhanh
Trên thực tế, dân số già là tiến trình tất yếu sẽ xảy ra tại Việt Nam. Chúng ta đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và thời gian quá độ sang giai đoạn dân số già chỉ còn chưa đầy 15 năm nữa. Trong dài hạn, áp lực dân số già sẽ tạo ra những tác động đa chiều đến lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội và sẽ còn ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân.
Đáng lo ngại hơn, sự gia tăng nhanh chóng của nhóm dân số cao tuổi cũng đặt gánh nặng chăm sóc lên vai các thành viên trẻ tuổi trong gia đình. Điều này đồng nghĩa, thế hệ người trẻ dễ rơi vào thực trạng 1 người trẻ “gánh” kinh tế cho 4 người già hoặc thậm chí một vòng tuần hoàn tương tự sẽ lặp lại trong tương lai tuổi già của người trẻ.
Chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, một xã hội có nhiều người cao tuổi chính là thành tựu song cũng đồng thời là thách thức đòi hỏi chúng ta cần nỗ lực thích ứng và chung tay biến thách thức thành cơ hội. Nhưng với một xã hội có nhiều thế hệ người trẻ đã sẵn sàng và chuẩn bị kế hoạch cho tuổi già chắc chắn sẽ mang đến một tương lai xã hội Việt Nam già hóa thành công.
Kế hoạch cho tuổi già độc lập – Đâu là điểm bắt đầu?
Theo báo cáo khảo sát “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” năm 2021, hơn 67% người tham gia khảo sát mong muốn có cuộc sống độc lập tuổi già và không phụ thuộc vào bất kỳ ai nhưng chỉ hơn 28% có lên kế hoạch để đạt được cuộc sống như mong muốn.
Trong khi đó, tuổi già hiện đang cận kề nhất với thế hệ Millennials – nhóm người trẻ nay đã đến ngưỡng tuổi U30 và U40. Điều này đồng nghĩa, Millennials chỉ còn chưa đến 15 năm nữa để chuẩn bị tâm thế đối mặt với những vấn đề này trong tương lai.
Vậy nên việc chủ động lên kế hoạch cho bản thân ngay khi còn trẻ và không lúc nào phù hợp hơn ngay từ lúc này, sẽ luôn hiệu quả hơn là bị động chờ rủi ro đến mới bắt tay vào đối phó. Đây chính thời điểm thích hợp để người trẻ chuẩn bị hành trang vững vàng trên các khía cạnh nhằm đảm bảo cho những ngày hưu trí an nhàn cũng như giảm bớt gánh nặng lên hệ thống an sinh – xã hội của quốc gia.
Hành trang vững vàng cho tuổi già độc lập
Là một Millennial hiểu rõ bối cảnh lớn lên của thế hệ chính mình, anh Liêm Trần, Branch Manager – MDRT 2023 của Prudential Việt Nam chia sẻ: “Không riêng gì tôi, Millennials là thế hệ người trẻ rất thận trọng với thông tin vì bản thân họ cũng không ít lần đưa ra các quyết định sai lầm trong cuộc đời, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Chính vì thế, họ có xu hướng khó xác định được bản thân cần làm gì để có được viễn cảnh tương lai ổn định, từ đó tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống độc lập về già.”
Có thể thấy, việc trang bị kiến thức và tích lũy tài chính cá nhân từ sớm chính là hành trang vững chắc giúp người trẻ làm chủ thời gian, làm chủ tài chính cũng như làm chủ cuộc sống tuổi già của mình trong tương lai. Thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số ngày nay, nhiều người trẻ chủ động tìm kiếm các phương thức tích lũy và đầu tư để đa dạng hóa thu nhập, rèn luyện kỹ năng chi tiêu thông minh và hoạch định tài chính trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Cũng trong báo cáo khảo sát “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” đã chỉ ra rằng, gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là loại hình đầu tư phổ biến nhất (chiếm 13%) được nhóm dân số trung niên từ 30-40 tuổi lựa chọn, bên cạnh các loại hình khác có thể kể đến như đầu tư bất động sản và kinh doanh khởi nghiệp,…
“Từ việc quan sát bạn bè xung quanh đang không chủ động chuẩn bị kế hoạch chuẩn bị cho tuổi già, tôi nhận thức được tính rủi ro và tầm quan trọng của việc nghiêm túc hành động ngay từ thời điểm hiện tại. Kế hoạch chuẩn bị đòi hỏi người trẻ cần có cái nhìn tổng quan và hành động toàn diện trên cả 4 khía cạnh trọng tâm gồm tài chính, sức khỏe vật chất, tinh thần và sự gắn kết với gia đình – xã hội. Đặc biệt, tài chính là một trong những yếu tố chủ chốt quyết định chất lượng cuộc sống tại mọi thời điểm. Vì thế Millennials nên tìm hiểu những công cụ và hình thức quản lý tài chính cá nhân một cách có cơ sở để chuẩn bị tốt kế hoạch về già”, anh Liêm Trần cho biết thêm.
Nhằm hỗ trợ và khích lệ mọi người khởi đầu kế hoạch này, Prudential Việt Nam vừa chính thức ra mắt công cụ “Tính toán tài chính” để mọi người thực hành ngay kế hoạch dự phòng tài chính cho tuổi già độc lập. Cùng với đó là trang “Tự do Tuổi 50”, thư viện thông tin hữu ích giúp mỗi người tìm ra giải pháp phù hợp cho tương lai tuổi già.
Tuổi già là tất yếu, nhưng có được tuổi già độc lập trên mọi khía cạnh chính là sự lựa chọn. Vậy nên trong bối cảnh tuổi lao động đang dần qua đi và tuổi hưu cận kề, mỗi cá nhân ngay khi còn trẻ hãy chủ động chuẩn bị và nghiêm túc thực hiện kế hoạch để có thể làm chủ cuộc sống về già của chính mình trong tương lai.
Từ năm 2020, nhận thấy già hóa dân số là vấn đề mang tính xã hội, Prudential phối hợp cùng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS) thực hiện nghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già”.
Không chỉ thực hiện cam kết lâu dài trong việc mang đến những giải pháp bảo về tài chính và sức khỏe của mọi người, Prudential còn thể hiện vai trò doanh nghiệp kiểu mẫu của ngành bảo hiểm khi đóng góp tiếng nói về thực trạng già hóa dân số, đồng thời giúp cộng đồng, đặc biệt là thế hệ người trẻ trang bị được các công cụ, kỹ năng và giải pháp thiết thực để chuẩn bị tốt cho một tuổi già như mong đợi.
Truy cập trang thông tin “Tự do Tuổi 50” TẠI ĐÂY để tra cứu các thông tin cần thiết về bốn khía cạnh trọng tâm ảnh hưởng đến cuộc sống độc lập khi về già, đồng thời lên kế hoạch dự phòng tài chính cho tương lai với công cụ “Tính toán tài chính” do Prudential Việt Nam phát triển.