SỰ THAY ĐỔI TRONG HÀNH VI MUA HÀNG TRỰC TUYẾN

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vào năm 2020 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế – xã hội của toàn cầu, trong đó có Việt Nam. TMĐT đã chứng kiến ​​sự thúc đẩy đáng kể khi người tiêu dùng chuyển sang mua hàng trực tuyến – một sự gia tăng duy trì lâu dài ngay cả sau khi bùng phát. Đại dịch COVID-19 buộc tất cả phải thay đổi cách mua sắm. Theo một cuộc khảo sát vào tháng 1 năm 2021 do AlixPartners thực hiện, 48% người tiêu dùng nói rằng thói quen mua sắm của họ đã bị thay đổi vĩnh viễn bởi đại dịch. Mọi người phản ứng theo nhiều cách khác nhau và có thói quen, hành vi mua hàng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ đều dành sự ưu tiên cho những nhu cầu cơ bản nhất. Covid-19 đã tạo ra sự thay đổi trong hành vi mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng như thế nào, hãy cùng Innovative Hub tìm hiểu.

COVID-19 CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI MUA HÀNG SANG TRỰC TUYẾN

Trong thời gian đại dịch bùng phát, thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%. Quy mô thị trường đạt tới 11,8 tỷ USD. Đây là thời điểm thương mại điện tử bùng nổ. Tính đến tháng 1/2021, Việt Nam có 68,72 triệu người sử dụng Internet. Con số này đã chiếm đến hơn 50% dân số. Vì vậy, số lượng người tiêu dùng sự tiếp cận với thương mại điện tử đã tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, mọi người dần chuyển sang mua hàng trực tuyến để thích nghi với đại dịch.

Kể từ khi bùng phát dịch năm 2020, thói quen mua sắm trực tuyến đã bắt đầu hình thành trong cộng đồng khi các lệnh giãn cách xã hội kéo dài (theo Forbes) . Theo một cuộc khảo sát của Influenster vào tháng 8/2020, 80% người mua sắm ở Bắc Mỹ, Anh, Pháp và Đức cho biết thói quen mua sắm của họ đã thay đổi do phản ứng trực tiếp với cuộc khủng hoảng COVID-19. Họ chuyển sang đặt hàng trực tuyến thường xuyên hơn. Nhu cầu về các dịch vụ mua sắm trực tuyến dự kiến sẽ tăng vọt trong thời gian tới.

SỰ THAY ĐỔI TRONG HÀNH VI MUA HÀNG TRỰC TUYẾN

Sự thay đổi thói quen và hành vi mua hàng

Đại dịch đã thay đổi hành vi, ưu tiên và thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Nghiên cứu của Zoovu vào năm 2020 đã chỉ ra những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng trong vài tháng kể từ khi đại dịch bùng phát, bao gồm: 28% đang mua sản phẩm trực tuyến mà họ thường mua tại cửa hàng; 25% đang mua sản phẩm mà họ thường không mua trước đó ; 22% dành nhiều thời gian hơn cho việc mua sắm trực tuyến

Bên cạnh đó, theo một cuộc khảo sát do McKinsey công bố, 40% người được hỏi bắt đầu chọn các thương hiệu hoặc nhà cung cấp mới khi các kênh trực tiếp bị đình trệ với Sự bùng phát của Covid.

Trong khi đó, cuộc khảo sát dựa trên 4 quốc gia cho thấy rằng trong giai đoạn bất ổn, lòng trung thành của người mua đối với thương hiệu gốc đang giảm xuống, do họ bắt đầu coi trọng giá cả, tỷ suất lợi nhuận, hàng tồn kho và các yếu tố ra quyết định quan trọng khác.

Hình thành thói quen mới: đi chợ trực tuyến

Theo khảo sát mới nhất của Viện Nghiên cứu Hàng tiêu dùng Bán lẻ (IELKA), được thực hiện vào đầu tháng 11/2020, cứ 10 người dùng internet thì có 4 người sử dụng các nền tảng trực tuyến này cho mục đích đi chợ và mua hàng bách hóa. Ba lý do chính khiến người tiêu dùng chọn mua hàng tạp hóa trực tuyến là bởi ảnh hưởng của đại dịch (71%); sự dễ dàng mua sắm (63%); và tốc độ giao hàng(41%). Covid-19 đã tạo ra một thói quen mới – đi chợ trực tuyến. Khoảng 52% người tiêu dùng có xu hướng chọn nền tảng của chuỗi siêu thị mà họ thường mua sắm; trong khi chỉ 11% hiện mua hàng từ các cửa hàng trực tuyến mà không có cửa hàng thực. Có 4 yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng khi họ quyết định mua sắm trực tuyến. Bao gồm: giao hàng miễn phí (73%); chất lượng hàng tươi sống và hàng lạnh (71%); tốc độ giao hàng (69%) và giá cả (69%)

Tại Việt Nam, sự chuyển đổi sang mua sắm trực tuyến cũng đã dẫn đến sự bùng nổ của các dịch vụ “Đi chợ hộ”, “Giao đồ ăn”. Lazada là nền tảng tiên phong trong việc triển khai “ngành hàng thực phẩm tươi sống” kể từ tháng 3/2020. Lazada cung cấp dịch vụ giao hàng trong hỏa tốc trong  2 đến 4 giờ tại các thành phố lớn kể từ tháng 3 năm 2020.

MUA SẮM TRỰC TUYẾN LÀ XU HƯỚNG KÉO DÀI

98% những người đã mua sắm trực tuyến trong đại dịch cho biết họ sẽ duy trì thói quen này. Sau đại dịch, chúng ta đã bắt đầu lại cuộc sống với một sự “bình thường mới”. Tuy nhiên thói quen mua sắm này vẫn được tiếp diễn. Mọi người tiếp xúc với công nghệ nhiều hơn và mua sắm trên các nền tảng TMĐT nhiều hơn. Họ cho rằng nguyên nhân là vì sự thuận tiện; sự đa dạng của hàng hóa; và nhiều ưu đãi, khuyến mại. Sự thay đổi này này cho thấy xu hướng mua hàng đa kênh dần hình thành. Do đó, các nhà bán lẻ buộc phải mở kênh bán online bên cạnh việc phục vụ khách tại chỗ.

TÌM HIỂU THÊM: NHU CẦU MUA SẮM VÀ XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2022