TẠO LẬP VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN

Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp (DN), nhà sản xuất mặt hàng rau củ quả của Việt Nam đang nỗ lực tìm cách mở rộng thị trường. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và quốc tế, Việt Nam đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp bằng cách áp dụng công nghệ cao, tăng cường kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm

Cùng Innovative Hub tìm hiểu thêm về tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản qua bài viết sau.

Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Nhằm tiếp tục hỗ trợ nông dân đa dạng kênh phân phối hàng hóa, mở rộng thị trường, tăng giá trị sản phẩm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản qua sàn thương mại điện tử; đây là kênh tiêu thụ nông sản đem lại nhiều lợi ích cho người sản xuất, đặc biệt là các loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, chất lượng tốt, an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn. Tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất ra sản phẩm hàng hóa theo các tiêu chuẩn, chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm hay GAP để đáp ứng được yêu cầu của thị trường…

Muốn xuất khẩu tốt, trước hết các DN Việt Nam phải chiếm lĩnh được thị trường nội địa, phải cho đối tác, khách hàng nước ngoài thực sự biết đến chất lượng của nông sản Việt ngay từ trong nước mới có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khi mức sống của người dân tăng và có yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, bắt buộc DN phải nắm bắt để đáp ứng được thị hiếu khách hàng.

Linh động giải pháp chinh phục thị trường quốc tế

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2019 đạt 3,74 tỷ USD, giảm 1,7% so với năm 2018. Sự sụt giảm về giá trị xuất khẩu trong năm qua là do giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã giảm sâu tới gần 13%. Nước này đã đưa ra nhiều rào cản mới về chất lượng cũng như bắt buộc DN Việt phải xuất khẩu qua đường chính ngạch, thay vì tiểu ngạch như trước đây. Thêm vào đó, từ đầu năm tới nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua Trung Quốc lại tiếp tục gặp những khó khăn mới do dịch bệnh Covid-19.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, bình quân mỗi tháng rau quả Việt xuất khẩu sang Trung Quốc đạt khoảng 200 triệu USD. Nay thị trường này sụt giảm nên phải tìm kiếm đối tác với những thị trường mới, dù hiệu quả chưa đến ngay tức thì.

Theo đánh giá của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2019, xuất khẩu rau quả sang Mỹ, Thái Lan, châu Phi… đã có những tín hiệu tích cực. Trong đó, ở thị trường Mỹ, lần đầu tiên trái xoài của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu. Còn ở châu Phi, nhu cầu nhập khẩu của thị trường này ngày càng tăng, yêu cầu về các tiêu chuẩn hàng hóa khá dễ tính so với các khu vực khác. Với Thái Lan, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 74,94 triệu USD, tăng mạnh tới 66,3% so với năm 2018. Hay tại Liên minh châu Âu (EU), Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực mới cho ngành rau quả thâm nhập thị trường rộng lớn này.

Để khai thác tốt tiềm năng xuất khẩu, cần có quy hoạch tổng thể các vùng chuyên canh cây trồng tập trung hơn nữa. Đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn. Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giúp cho các doanh nghiệp của địa phương ký kết được hợp đồng kinh tế, bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Trong đó, có những thị trường tiềm năng như Trung Đông – khu vực chủ yếu nhập khẩu nông sản, và Hàn Quốc – nước đang có nhu cầu nhập khẩu lớn hàng nông sản, thực phẩm.

Tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản

Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản và phát triển sự giao lưu trao đổi  nông sản trên các vùng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất – tiêu dùng.  Coi trọng vai trò đặc thù “chợ, các tụ điểm thương mại” ở nông thôn,  thành thị và sự gắn kết của các chợ nông thôn, các tụ điểm kinh tế – văn  hóa kỹ thuật – thương mại – dịch vụ cho các vùng sản xuất hàng hóa.  Thực hiện chính sách thương mại mở, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh  tế và đổi mới công nghệ sản xuất – chế biến bảo quản. 

Đa dạng hóa các kênh lưu thông trên mọi cấp độ, một mặt vừa chú  trọng các kênh lưu thông vừa và nhỏ phù hợp với qui mô cung – cầu ở  thị trường các khu vực. Đồng thời đặc biệt quan tâm xây dựng các kênh,  các cấp độ lưu thông hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường  xuất khẩu và đủ sức mạnh hướng dẫn sản xuất trong nước như hỗ trợ  vốn, khoa học và công nghệ cho sản xuất và bao tiêu sản phẩm. 

Trên cơ sở nắm vững đặc điểm và khả năng từng loại nông sản, đầu  tư tạo dựng những sản phẩm và ngành hàng chủ lực cho các thị trường  xuất khẩu. Duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc  thị trường truyền thống, đặc biệt SNG và Đông Âu, vì đây là thị trường  có nội dung trao đổi lớn và yêu cầu về chất lượng sản phẩm không khắt  khe. Đồng thời phải vươn tới mở rộng và củng cố vị thế hàng nông sản  trên thị trường khu vực và các thị trường mới như Tây Âu, EU, Trung Quốc,  Nhật và các nước trong khối ASEAN.

TÌM HIỂU THÊM: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU