Nội thất là một thị trường tiềm năng nhưng không phải là một mặt hàng dễ kinh doanh. Để gia tăng tính cạnh tranh các ngành hàng như đồ gia dụng, đồ ăn vặt, cây cảnh, mỹ phẩm, thời trang,… đang sử dụng hình thức kinh doanh online. Vậy đối với ngành nội thất thì sao? Cùng Innovative Hub tìm hiểu tổng quan kim ngạch xuất khẩu ngành nội thất và lên kế hoạch kinh doanh nội thất online chi tiết để nâng cao doanh số, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nhé!
1. Tổng quan kinh doanh ngành nội thất
Ngành nội thất Việt Nam nổi tiếng với những sản phẩm thủ công có tính thẩm mỹ và chất lượng cao. Nhưng để có cái nhìn tổng quan về ngành, chúng ta hãy xem xét một số yếu tố sau:
1.1 Phân khúc thị trường
Thị trường nội thất Việt Nam có thể chia thành hai loại: hàng thông thường và hàng cao cấp.
- Những sản phẩm này thường được làm thủ công tại địa phương bởi các thợ mộc hoặc các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương.
- Các sản phẩm được nhập khẩu hoặc sản xuất bởi các doanh nghiệp lớn chuyên nghiệp là dòng cao cấp hơn.
1.2. Đối thủ cạnh tranh
Dù kinh doanh theo kênh offline hay online thì chúng ta cũng phải biết đối thủ của mình là ai? Họ đang ở đâu trên thị trường? Họ bán sản phẩm gì, kênh phân phối, chiến lược kinh doanh,…? Mức độ cạnh tranh trong ngành nội thất này khá cao nên việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trên thị trường lại càng trở nên quan trọng.
Sau đó tự đánh giá năng lực và lợi thế cạnh tranh của chính cửa hàng mình và tìm ra chiến lược phát triển hợp lý. Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh đồ nội thất trực tuyến.
1.3. Tiềm năng khi kinh doanh nội thất online
Kinh doanh online được đánh giá là một bước đi rất triển vọng, góp phần không nhỏ vào sự thành công của nhiều cửa hàng, phục vụ cho nhiều ngành hàng khác nhau trong đó có nội thất. Khi mua hàng online, khách hàng có thể tham khảo hình ảnh, giá cả, mô tả và thậm chí là đánh giá sản phẩm từ những người mua trước, từ đó gia tăng cơ hội chốt đơn hàng.
Một câu hỏi lớn đặt ra cho ngành nội thất là “Làm thế nào để tìm kiếm khách hàng?” Đặc biệt là những người mua hàng trực tuyến. Câu trả lời là thông qua các kênh bán hàng và truyền thông tiếp thị của bạn.
Thế giới Internet rất rộng lớn, nhưng người có nhu cầu mua thường chú ý đến các “chợ trực tuyến” như mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, website bán hàng… Điều quan trọng là phải phủ sóng các sản phẩm của bạn trên các để khi khách hàng tìm kiếm đồ nội thất, họ luôn có thể tìm thấy sản phẩm và thương hiệu của bạn.
Nếu bạn tự tin vào khả năng cạnh tranh của thương hiệu và đưa ra mức giá hợp lý, sản phẩm chất lượng thì không có lý do gì khách hàng lại không mua hàng của bạn.
2. Tổng quan kim ngạch xuất khẩu ngành nội thất năm 2019
Theo báo cáo VIỆT NAM XUẤT NHẬP KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ: THỰC TRẠNG 2019 VÀ XU HƯỚNG 2020 được thực hiện bởi Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) cho thấy rằng, vào năm 2019, đồ nội thất và bộ phận đồ nội thất tiếp tục là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu của Việt Nam. Lượng xuất khẩu năm 2019 đạt trên 122 triệu chiếc với giá trị kim ngạch đạt 4,8 tỉ USD.
Kim ngạch mặt hàng này năm 2019 cao hơn 1,2 lần so với kim ngạch năm 2018, tương đương với gia tăng 800 triệu USD.
3. Những kênh kinh doanh ngành nội thất online phổ biến
Một số kênh kênh truyền thông hiệu quả để kinh doanh ngành nội thất online như:
3.1.Website bán hàng
Để có thể tiếp cận khách hàng, bạn cần có những công cụ và cầu nối để tiếp cận họ. Website bán hàng là một lựa chọn không tồi. Bạn sẽ không phải đối mặt với bất kỳ hạn chế nào về hình ảnh và nội dung trên trang web. Một số “ông lớn” như: Phố Xinh, Nhà Đẹp, Dafuco,… đều có website riêng làm công cụ giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
Website cần có giao diện dễ nhìn, phân chia nội dung rõ ràng để khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin. Bạn nên thiết kế một trang web để có thể mua hàng ngay và thao tác mua hàng nhanh chóng, dễ dàng.
3.2. Mạng xã hội
Mạng xã hội là một kênh quảng bá sản phẩm vô cùng hiệu quả, giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách chính xác và dễ dàng. Đối với ngành nội thất, mạng xã hội khó có thể là kênh bán hàng trực tiếp, nhưng nó cực kỳ hiệu quả để tương tác với người dùng và tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn trong cộng đồng.
Việc chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram, TikTok… có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Hình ảnh sản phẩm hiển thị trên mạng xã hội được bố trí, sắp xếp theo nhiều cách đẹp mắt, dễ thu hút khách hàng.
3.3. Sàn thương mại điện tử
Nhận thấy nhu cầu sử dụng các sản phẩm nội thất tăng cao, sàn thương mại điện tử đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của dự án với nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hay dịch vụ hỗ trợ.
Ngoài ra, lượng người dùng trên sàn thương mại điện tử là rất lớn, và nếu biết cách tận dụng, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi họ thành khách hàng của mình. Chính vì vậy, nhiều cửa hàng kinh doanh nội thất online trên thị trường đã chọn đây là kênh bán hàng chính của mình.
Bên cạnh đó, đảm bảo rằng bạn có các chương trình khuyến mãi phù hợp để thúc đẩy chi tiêu. Ngoài ra, hình ảnh cũng cần được đầu tư để phù hợp với đối tượng khách hàng của cửa hàng. Cung cấp thông tin đầy đủ để cải thiện độ tin cậy của cửa hàng đồ nội thất trực tuyến của bạn.
3.4. Các kênh diễn đàn và blog
Diễn đàn và blog không còn là kênh giao tiếp và tương tác hàng đầu, nhưng bạn vẫn có thể chuyển đổi khách hàng từ đây. Đừng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào để tiếp cận khách hàng. Việc có thể thấy được sản phẩm, thương hiệu nội thất của bạn ở mọi nơi trên internet sẽ giúp gia tăng độ nhận diện và dễ làm cho khách hàng ghi nhớ.
TÌM HIỂU THÊM: HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM NHÀ NHẬP KHẨU CHÂU ÂU CHO NGÀNH TRANG TRÍ NỘI THẤT