Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và đặc biệt là ngành nông sản thức ăn chăn nuôi nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn.
Ngành nông sản thức ăn chăn nuôi cần nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển và đáp ứng với các yêu cầu của hội nhập. Bài viết sau đây của Innovative Hub sẽ phân tích tổng quan ngành nông sản thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra giải pháp góp phần phát triển ngành nông sản thức ăn chăn nuôi hiện nay đáp ứng trước tình hình mới.
Thực trạng ngành nông sản thức ăn chăn nuôi hiện nay
Bước vào năm 2022, những lợi thế từ việc tối ưu chi phí và tính bền vững tiếp tục cho thấy hiệu quả của sự thay đổi và chuyển dịch cơ cấu của ngành nông sản thức ăn chăn nuôi.
Thời tiết là nguyên nhân chính khiến giá nông sản có xu hướng đạt đỉnh trở lại vào đầu năm. Tại Argentina và Brazil, hai nước xuất khẩu nông sản lớn gồm Việt Nam, cây ngô và cây đậu tương đã bị thiệt hại nặng nề do hạn hán kéo dài trong thời gian qua.
Hai năm khó khăn liên tiếp vừa là thách thức vừa là cơ hội để các doanh nghiệp chăn nuôi đổi mới, chuyển mình để thích ứng với khó khăn tiếp theo. Ngoài các chính sách và hệ thống hỗ trợ, những thay đổi của chính doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, hiện nay các vấn đề trong chuỗi sản xuất đang được một số doanh nghiệp vận dụng kết hợp rất hiệu quả với bài toán tài chính khi sử dụng công cụ phòng hộ giá bằng hợp đồng tương lai. Đây cũng sẽ có thể trở thành nút thắt quan trọng cho ngành chăn nuôi trong bối cảnh chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trên thế giới dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi toàn cầu đã có nhiều thay đổi cả về tốc độ tăng trưởng, phân bố địa lý và phương thức sản xuất. Ở nước ta, những năm gần đây chăn nuôi cũng rất được quan tâm và đầu tư, là một trong những mục tiêu chính của phát triển ngành nông nghiệp.
Về chăn nuôi, phương thức tổ chức sản xuất có bước chuyển biến rõ rệt, các trang trại, gia trại chú trọng theo chuỗi khép kín, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được xây dựng và đang được phổ biến. Công nghệ chế biến thủy sản ngày càng được hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế.
Với sự trợ giúp của khoa học công nghệ, ứng dụng vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật trồng, chăm sóc, nuôi trồng; thức ăn chăn nuôi; phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch … Sản xuất tạo ra giá trị mới, giúp sản phẩm luôn tươi ngon, an toàn, tăng năng suất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng …
Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nông sản đã giảm đáng kể (lúa gạo còn dưới 10%,…). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%).
Khi nói đến đóng góp của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển nông nghiệp nước ta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đều đồng tình rằng, khoa học và công nghệ, đặc biệt là ứng dụng Internet vạn vật thực sự là một trong những giải pháp quan trọng góp phần hiệu quả và tạo ra những chuyển biến đột phá trong sản xuất và phát triển nông nghiệp.
Những thành tựu này đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua.
TÌM HIỂU THÊM: TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU