TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU

Trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, các doanh nghiệp đang dần khẳng định vị trí và thương hiệu của mình không chỉ ở thị trường nội địa mà còn dần xâm nhập vào thị trường thương mại quốc tế. Ngành nông sản cũng là một trong những ngành đang dần khẳng định giá trị trên thị trường quốc tế qua nền tảng Thương mại điện tử. 

Tuy nhiên, tiếp cận với khách hàng quốc tế bằng Thương mại điện tử ngành nông sản vẫn còn nhiều hạn chế và rủi ro. Cùng Innovative Hub tìm hiểu về triển vọng xuất khẩu nông sản sang thị trường EU qua bài viết sau.

Xuất khẩu nông sản trong thời kỳ hội nhập

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các Doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Bên cạnh những cơ hội và thành công đạt được thì thị trường nông sản tại Việt Nam trên thị trường Quốc tế còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Hiện nay, Liên Minh Châu Âu (EU) là thị trường rất tiềm năng và có nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam. EU với dân số khoảng 500 triệu người chiếm 7.3% toàn thế và nhu cầu về nhập khẩu rau quả hàng năm là rất lớn. Nhưng vấn đề mà các doanh nghiệp Việt đang gặp phải là khả năng cạnh tranh về mặt hàng nông sản rất thấp so với Trung Quốc, Thái Lan, thị phần xuất khẩu còn quá nhỏ bé và phải cạnh tranh quyết liệt với các nước khác khi mà họ đều có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào EU.

Thực trạng ngành Nông sản trong nước. Các mặt hàng Nông sản chủ lực

Cao su: Trong tháng 3/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trong nước ổn định. Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 233 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với tháng 3/2021

Cà phê: Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng tới 51,7% về lượng và tăng 89% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 304.022 tấn với trị giá 668 triệu USD. EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta, chiếm hơn 40% tỷ trọng xuất khẩu.

Hạt tiêu: Sau khi tăng mạnh và ghi nhận mức cao kỷ lục trong tuần cuối tháng 10/2021, giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa giữa tháng 11/2021 giảm. 

Hạt điều: Quý I/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 105 nghìn tấn, trị giá 630 triệu USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 5,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Sắn và sản phẩm từ sắn: Cuối tháng 3/2022, giá sắn lát có xu hướng tăng trở lại tại hầu hết các tỉnh, giá tinh bột sắn thành phẩm tăng từ 100-200 đồng/kg

Xuất khẩu nông sản quý 1 năm 2022

Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quý 1 năm 2022

Thị trường trong nước:

Cà phê: Theo ước tính, quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Cao su: Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 233 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với tháng 3/2021. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Hạt điều: Quý I/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 105 nghìn tấn, trị giá 630 triệu USD, giảm 6,7% về lượng và giảm 5,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ tháng 1/2022 giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Sắn và sản phẩm từ sắn: 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 970 nghìn tấn, trị giá 420 triệu USD, giảm 0,6% về lượng, nhưng tăng 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Cà phê: Theo ước tính, quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 541 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường nước ngoài

Cao su: Tháng 6/2021, giá cao su châu Á giảm mạnh do nguồn cung tăng, nhu cầu chậm lại.

Hạt tiêu: Trong 20 ngày giữa tháng 11/2021, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất.

Cà phê: Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được xuất khẩu chủ yếu sang EU, Mỹ, Đông Nam Á (theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương). Trong đó, EU hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, cũng là thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất và chiếm hơn 16% thị phần.

Chè: 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu chè của Ấn Độ đạt 118,84 nghìn tấn, trị giá 437 triệu USD, giảm 12% về lượng, nhưng tăng 4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Sắn và sản phẩm từ sắn: Giá sắn nguyên liệu và tinh bột sắn tại Thái Lan tăng; giá sắn lát xuất khẩu ổn định.

Với những lợi thế về sản xuất nông nghiệp và tiềm năng xuất khẩu nông sản cùng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng cao, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu Nông sản vươn ra thị trường toàn cầu và thúc đẩy doanh thu bằng công cụ kỹ thuật số thông qua nền tảng Thương mại điện tử Alibaba.com. 

Tìm hiểu thêm: PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2022