Nhìn chung , tình hình xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam năm 2022 đã có những thay đổi lớn vượt bậc. Việt Nam đã đưa nông sản đến nhiều nước trên thế giới. Trong đó, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng Việt Nam lớn nhất. Bức tranh về tình hình nông nghiệp trong thời gian qua được mô tả chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về tình hình xuất khẩu nông nghiệp năm 2o22 (quí I/2022)
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam đạt 22,6 tỷ USD. Con số này đã tăng 6,3% so với số liệu của quý I/2021. Trong đó, thống kê chỉ rõ riêng về xuất khẩu đạt khoảng 12,8 tỷ USD. Con số này cũng đã thể hiện mức tăng trưởng tích cực lên đến 15,3% khi so với báo cáo cùng kỳ năm ngoái. Tại quí I/2021 xuất khẩu nông nghiệp chỉ đạt khoảng 10,61 tỷ USD, thấp hơn năm 2022.
Có thể kể đến một số mặt hàng nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như: cao su, gạo, chè, sắn, hồ tiêu, các sản phẩm từ gỗ, tôm, cá tra và sắn. Đáng kể nhất là cà phê đã chạm mức tăng trưởng ngoạn mục với tỷ lệ trên 50%. Sự tăng trưởng tích cực này này đã mang về giá trị xuất khẩu khá cao đạt đến khoảng 1,2 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất, đạt gần 3,5 tỷ USD. Sau Hoa Kỳ là thị trường Trung Quốc đứng thứ 2, có giá trị trên 2,1 tỷ USD. Con số này chiếm 16,6% thị phần. Và đứng cuối cùng trong top 3 gọi tên thị trường Nhật Bản với con số tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng gần 872 triệu USD, chiếm 6,8%.
Một số mặt hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tiêu biểu
Chè: Việt Nam là nhà cung cấp chè lớn thứ 5 cho Hoa Kỳ. Theo Bộ Công Thương, khối lượng và giá trị nhập khẩu chè từ Việt Nam tăng đáng kể trong tháng 1 năm 2022. Giá nhập khẩu chè từ Việt Nam ở mức 1.668,6 USD / tấn. Con số này đã tăng đến 22,5% so với tháng 1/2021
Cà phê: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 541 nghìn tấn trong quý I/2022, có giá trị đạt 22 tỷ USD. Con số này thể hiện sự tăng trưởng 19,4% về lượng và 50,4% về trị giá so với quí I năm 2021. Đây là một sự tăng trưởng khá tích cực.
Cao su: Ứớc tính cho thấy xuất khẩu mặt hàng cao su trong 3/2022 đạt 130 nghìn tấn và đạt trị giá 233 triệu USD. Con số này tăng 15,9% về khối lượng và 18,6% về giá trị so với 3/2021
Sắn và sản phẩm từ sắn: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước tính đã đạt 970 nghìn tấn trong 3 tháng đầu năm 2022. Đồng thời đạt giá trị là 420 triệu USD. Con số này giảm 0,6% về lượng, nhưng tăng đến 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Thương mại điện tử đưa thị trường nông sản Việt Nam đến toàn cầu vượt qua đại dịch
Trước thời kỳ đại dịch, các mặt hàng nông nghiệp chưa phổ biến trên kênh TMĐT. Nhưng ở thời điểm hiện tại, tình hình đang thay đổi. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến người dân mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn. Ông Đặng Hoàng Hải (Giám đốc TMĐT Việt Nam) cũng cho rằng đây là xu hướng tất yếu cho tương lai. Bán nông sản trên các trang TMĐT là giải pháp được các nhà sản xuất và kinh doanh trong nước hướng đến trong thời gian gần đây. Mục đích chính là để nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng cũng như quá trình chuyển đổi số. Bắt đầu từ từ 4/2020, Lazada đã chứng kiến việc mở hàng nghìn cửa hàng nông sản và thực phẩm trên trang thương mại điện tử.
Có thể kể đến tiêu biểu như Chilica, thương hiệu tương ớt và ớt xay lên men của Việt Nam. Chilica đã trở thành sản phẩm quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam và trên thế giới. Sau gần một năm được bán qua giao dịch TMĐT, Chilica đã đạt được những thành tựu. Bất chấp khó khăn trong thời gian đại dịch, Chilica đã vươn lên và trở thành thương hiệu được nhiều người ở khắp vùng miền biết tới.
Ông Hải cũng cho biết, iDEA sẽ mở rộng hợp tác với các sàn TMĐT để quảng bá hàng Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các gian hàng trực tuyến cũng yêu cầu các nhà sản xuất trong nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng, truy xuất nguồn gốc và an toàn để tăng sự tin tưởng của khách hàng.
Xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam năm 2022 đối mặt với một số thách thức
Giá cước của vận tải đường biển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giá thành sản xuất còn khá cao. Đây là thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản phải đối mặt trong năm 2022. Bộ trưởng Bộ NN & PTNT cũng đã khẳng định, Bộ luôn chỉ đạo sát sao các đơn vị chuyên môn tập trung tháo gỡ, xử lý các vướng mắc của thị trường. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc và Mỹ. Riêng thị trường Trung Quốc vẫn đang thực hiện chính sách “Zero Covid”. Điều này có nghĩa vẫn có những lô hàng của doanh nghiệp Việt Nam bị cảnh báo về Covid-19. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến khâu đóng gói, xếp hàng hóa lên container… để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có một số sự nhấn mạnh về thị trường nông sản. Nông sản có thể mang lại doanh thu cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính. Đặc biệt là Mỹ, EU, Nhật Bản. Ngoài ra, thị trường xuất khẩu vẫn chưa đa dạng. Việt Nam vẫn chưa thể xây dựng được những thương hiệu tầm cỡ quốc tế. Đây là một thách thức lớn cần phải chú trọng.
Đặt ra mục giá trị xuất khẩu nông nghiệp năm 2022 đạt 50 tỷ USD
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ nhiệm vụ đặt ra cho ngành nông nghiệp năm 2022. “Ngành nông nghiệp cần đặt mục tiêu cao hơn về tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu. Cần phải dám đặt mục tiêu xuất khẩu trang trại trị giá 50 tỷ USD “. Ông cũng đề cập rằng nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế. Việc nâng cao chất lượng các sản phẩm quốc gia và vùng là cần thiết. Cần lưu ý đến năng lực chế biến và sản xuất nông sản có giá trị cao. An toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý cũng cần phải chú trọng.
Tìm hiểu thêm: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU 2022 CỦA ĐÔNG NAM Á TĂNG VỌT